Ngày 29/3, Công an thành phố Vũng Tàu phát đi thông báo thủ đoạn mới của một số tội phạm sử dụng công nghệ cao: tổ chức đánh bục, lừa đảo, mua bán người và tổ chức đưa người vượt biên trái phép... cụ thể:
1. Tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bục trên không gian mạng: Ngoài hình thức tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng phổ biến như: cá độ bóng đá, game bài, đầu tư nhị phân... trên các trang web, ứng dụng trên điện thoại, hiện nay nổi lên hình thức tổ chức đánh bạc và đánh bạc dựa trên mã giao dịch phát sinh khi sử dụng ví điện từ Momo. Các đối tượng tạo lập các trang web như: https://gmomo.me/, https://clmm.us, https://clmm.live ... và sử dụng mã giao dịch phát sinh khi thực hiện lệnh chuyển tiền qua ứng dụng Momo để thực hiện việc cá cược.
Hầu hết các trang web đều ở trạng thái truy cập bình thường, dễ dàng tiếp cận và có bạc tham gia lớn, nhất là với các đối tượng trẻ tuổi, gây hệ lụy lớn đối với lượng con tình hình ANTT.
2. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2.1. Hình thức chiếm đoạt quyền sử dụng hoặc tạo lập, giả mạo tài khoản mạng xã hội Facebook để nhắn tin lừa đảo:
Trước đây các đối tượng tìm cách sử dụng kỹ thuật để tấn công lấy cắp tài khoản Facebook, nhưng qua sự cảnh báo của các cơ quan chức năng, người dùng Facebook đã sử dụng mật khẩu tài khoản Facebook có tính bảo mật cao hơn, điều này khiến các đối tượng không thể sử dụng kỹ thuật để tấn công lấy cắp tài khoản Facebook. Vì vậy các đối tượng xây dựng “kịch bản” dưới hình thức thông báo trúng thưởng, vận động quyên góp cho các hoàn cảnh khó khăn, bình chọn cuộc thi trực tuyến hoặc tạo tài khoản Facebook giả mạo người quen... để yêu cầu chủ tài khoản Facebook truy cập vào đường dẫn (link) do đối tượng cung cấp. Đây là đường dẫn khi truy cập vào sẽ được liên kết đến một trang Web với giao diện giống với các chương trình thực tế (trang Web này có chứa mã độc có khả năng đánh cấp thông tin đăng nhập các tài khoản Facebook).
Sau đó các đối tượng yêu cầu chủ tài khoản đăng nhập tài khoản Facebook của mình để xem cụ thể hơn các nội dung có liên quan. Khi chủ tài khoản đăng nhập các thông tin (ID, mật khẩu) các đối tượng sẽ đánh cấp và chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook, từ đó thay đổi các thông tin khôi phục tài khoản nhằm không cho chủ tài khoản lấy lại được tài khoản. Khi chiếm toàn quyền sử dụng tài khoản Facebook, các đối tượng nhắn tin đến bạn bè của chủ tài khoản qua ứng dụng Messenger để mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp (một số vụ việc, để tạo lồng tin đối tượng còn lập tài khoản ngân hàng trùng tên với chủ khoản Facebook đã chiếm quyền). Khi bạn bè của chủ tài khoản Facebook thiếu cảnh giác, đồng ý thực hiện việc chuyển tiền sẽ bị đối tượng chiếm đoạt.
2.2. Hình thức chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội Zalo bằng mã QR Code để nhắn tin lừa đảo:
Các đối tượng thường thông qua mạng xã hội Facebook để kết bạn, sau đó gửi nội dung về việc bình chọn cuộc thi trực tuyến, quyên góp từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn... kèm theo mã QR Code (đây là mã QR Code của nền tảng Zalo Web, dùng để xác thực việc đăng nhập tài khoản trên thiết bị khác của tài khoản Zalo). Tiếp theo, các đối tượng yêu cầu chủ tài khoản Facebook sử dụng tính năng quét mã QR Code của Zalo để quét nhằm thực hiện bình chọn, quyên góp, do không biết đây là môn Code kích hoạt ứng dụng Zalo trên một thiết bị khác nên chủ tài khoản dân làm theo hiện được vào tài khoản Zalo của chủ tài khoản, tiến hành đồng bộ hoàn toàn bộ dữ liệu tin nhắn.
Trường hợp chủ tài khoản không kiểm tra tin nhắn từ hệ thống Zalo (thông báo về việc tài khoản được đăng nhập trên một thiết bị khác) để kịp thời đăng xuất, đối tượng sẽ sử dụng tài khoản Zalo để thực hiện việc nhắn tin vay mượn tiền đối với bạn bè trên Zalo, khi bạn bè của chủ tài khoản Zalo thiếu cảnh giác, đồng ý thực hiện việc chuyển tiền sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt.
Ngoài ra, đối tượng có thể sử dụng thông tin đã sao lưu có nội dung nhạy cảm, mang tính riêng tư cá nhân để thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản đối với chủ tài khoản Zalo.
2.3. Hình thức lừa đảo dùng phần mềm Deepfake gọi điện giả hình ảnh, giọng nói: Nhờ được cảnh báo, người dùng mạng xã hội hiện nay đã cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền. Vì vậy, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng chiêu lừa đảo tỉnh vi để đánh lừa người dùng, đó là giả cuộc gọi video để vay tiền.
Cụ thể, kẻ xấu lấy những video cũ của người dùng, cắt ghép hoặc dùng công nghệ deepfake làm giả video, phát lại video dưới hình thức mờ ảo, chập chờn như đang ở mới sông yếu để thực hiện hành vi lừa đảo. Bọn tội phạm dùng tài khoản Facebook, Zalo đã hack được nhắn tin cho các bạn bè trong danh bạ của tài khoản Facebook, Zalo đó. Một số nạn nhân cẩn thận gọi video đề kiểm tra thì thấy hình ảnh đúng là bạn mình.
Vì vậy, họ đã tin tưởng và chuyển khoản cho bạn vay. Sau đó nạn nhẫn nhận được thông tin Facebook, Zalo của bạn bè bị hack mới biết mình đã bị lừa. Thông thường, khi nhận cuộc gọi video thì âm thanh khó nghe, hình ảnh nhòe như sóng chập chờn nhưng vẫn hiện lên khuôn mặt và giọng nói của người thân, cách xưng hô cũng chính xác.
Theo các chuyên gia về công nghệ, kẻ xấu thường tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân của người dùng được đăng thì công khai trên các tài khoản mạng xã hội... và dùng phần mềm chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh (phần mềm Deepfake) để lừa đảo nạn nhân chuyển tiền. Thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi với kịch bản tỉ mỉ, chi tiết có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào.
Vì vậy, cơ quan chức năng cảnh báo người dân cần đặc biệt cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tinh vi này, cần xác minh kỹ xem đó có phải là bạn bè, người thân của mình hay không khi được hỏi mượn tiền. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người dùng cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.
2.4. Hình thức mạo danh là giáo viên hoặc nhân viên bệnh viện báo tin học sinh, người nhà bị tại nạn:
Thời gian vừa qua, một số địa phương xuất hiện một số đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn mạo danh là giáo viên hoặc nhân viên bệnh viện gọi điện thoại cho các bậc phụ huynh báo tin học sinh, người nhà bị tai nạn đang được nhập viện cấp cứu tại một số bệnh viện cần phẫu thuật gấp, yêu cầu phải chuyển tiến nhanh đề đóng viện phí.
Đối tượng đã khai thác tối đa điểm yếu trong tâm lý của các bậc làm cha, làm mẹ khi nghe tin con bị tai nạn. Trong tình huống này, vì lòng thương con, đa phần phụ huynh rất nhanh chóng lâm vào tình trạng lo sợ, lúng tăng, bất an, thậm chí hoảng loạn. Đây là thời điểm thiếu sáng suốt, thiếu tính táo nhất mà đối tượng có thể lợi dụng để thao túng tâm lý, dẫn dụ nạn nhân làm theo yêu cầu của mình. Khi đối tượng đã gọi đúng số máy, đọc đúng tên phụ huynh và tên con, tên lớp, thì nạn nhân thường sẽ không còn nghi ngờ gì nữa, mặc định đó là giáo viên hoặc cán bộ nhà trường nơi con mình đang học.
Có trường hợp đồng bọn của kẻ mạo danh sẽ đóng vai nhân viên y tế thông báo tình hình bệnh lý của con, nên tạo được lòng tin của nạn nhân. Đối tượng tạo ra tình huống khẩn cấp, như cần tiền đóng viện phí nhập viện để giải phẫu ngay, không cho phép phụ huynh chần chờ, do dự, tính toán hay kiểm tra lại thông tin. Vì sốt ruột lo lắng cho con, sợ sự chậm trễ có thể dẫn đến những hậu quá đáng tiếc, nên nhiều người đã dễ dàng chấp nhận làm theo các yêu cầu của đối tượng, chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp.
2.5. Hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng, làm việc tại nhà: bẫy của loại tội phạm này. Hình thức này cụ thể như sau:
Bọn tội phạm đăng tin Đây là thủ đoạn không mới nhưng nhiều người dân nhẹ dạ, cả tin vẫn rơi vào tuyến công tác viên bán hàng online, chốt đơm, làm việc tại nhà... với lợi nhuận, thu nhưng cầu người bị hại đóng thêm phí để nâng hạng đại lý". nhập hấp dẫn. Ban chúng chỉ trả "hoa hồng" (lợi nhuận) đảng theo cam kết “tăng lợi nhuận”, điều kiện rút “hoa hồng" (lợi nhuận) trước đó... sau đó cắt liên lạc, chiếm đoạt tài khoản.
3. Tội phạm mua bán người và tổ chức đưa người vượt biên trái phép:
Thời gian qua, Công an các đơn vị địa phương đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đồng thời tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác của quần chúng nhân dân, qua đó đã góp phần phòng ngừa có hiệu quả đối với loại này.
Do vậy, để đối phó với cơ quan Công an, các đối tượng đã thay đổi phương thức thủ đoạn, không còn sử dụng thủ đoạn công khai tuyển dụng lao động trên các trung mạng xã hội như trước, mà thay vào đó, các đối tượng người Việt Nam hoặc người Việt gốc Hoa hoạt động trong các tổ chức, băng nhóm tội phạm tại Campuchia trở về Việt Nam trực tiếp tìm cách tiếp cận, dụ đỗ các nạn nhân là người quen (bạn bè, hàng xóm...) của mình rồi đưa sang Campuchia bằng nhiều đường khác nhau để đưa vào các băng nhóm, tổ chức tội phạm hoạt động phạm tội tổ chức đánh bạc, lừa đảo trên không gian mạng nhằm thu lợi bất chính.
Công an thành phố Vũng Tàu thông báo một số thủ đoạn phạm tội mới và đề nghị các Đội nghiệp vụ, Công an phường, xã, các cơ quan truyền thông có hình thức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đế quần chúng nhân dẫn biết và phối hợp trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý.
(Nguồn Thông báo 735/TB-CATP-PT. Tuệ Lâm, BBT)