Thành phố Vũng Tàu tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2024
angle-left null Tăng cường giám sát viêm phổi nặng do vi rút

Theo thông tin chia sẻ từ Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan đầu mối y tế quốc tế của Việt Nam, tại tỉnh Prey Veng, Campuchia (có đường biên giới với Việt Nam), bước đầu ghi nhận 02 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm gia cầm độc lực cao A(H5N1), trong đó đã có 01 bệnh nhi tử vong và một số trường hợp bệnh nghi ngờ. Trước bối cảnh trên, Sở Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị trực thuộc triển khai một số nội dung sau:

1. Tập trung giám sát phát hiện trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng dịch, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh gửi Viện Pasteur TPHCM xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh (thực hiện theo hướng dẫn và các biểu mẫu tại Quyết định 5372/QĐ-BYT ngày 24/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh trong hoạt động phát hiện sớm ổ dịch cúm trên gia cầm và chia sẻ thông tin liên ngành, việc xử lý ổ dịch cúm trên gia cầm thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế để triển khai xử lý kịp thời, hạn chế lây lan diện rộng. Lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.

4. Triển khai ngay công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh cúm gia cầm như vệ sinh cá nhân, không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết chưa rõ nguyên nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang.

Đối với thành phố Vủng Tàu, UBND thành phố Vũng Tàu yêu cầu các cơ quan, đơn vị và UBND các phường, xã thực hiện những nội dung sau:

1. Giao Trưởng phòng Y tế và Giám đốc Trung tâm Y tế Thành phố theo chức năng nhiệm vụ:

- Tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh cúm lây từ gia cầm sang người nói riêng; Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, trang thiết bị chuyên môn trong việc điều tra, xử lý ổ dịch. Theo dõi, giám sát, báo cáo dự phòng về bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

- Triển khai đến các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân đến khám bệnh, chữa bệnh (đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ di/đến/ở từ vùng dịch); Kịp thời thông báo cho đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn nhận và vận chuyển mẫu bệnh phẩm (nếu có nghi ngờ) tới cơ sở xét nghiệm theo quy định.

2. Giao Trưởng Phòng Kinh tế Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đối với gia cầm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, thông báo kịp thời cho ngành y tế để phối hợp các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây từ gia cầm sang người.

4. Giao Chủ tịch UBND các phường, xã

- Tăng cường truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh cúm gia cầm như đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm chết không rõ nguyên nhân, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang; khuyến cáo người dân không nên chủ quan khi có các biểu hiện như sốt, khó thở… nếu có các triệu chứng nêu trên cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm trên địa bàn; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

- Chỉ đạo các bộ phận liên quan và Trạm Y tế tập trung giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh (đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ di/đến/ở từ vùng dịch), chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng.

(Nguồn: Văn bản số 1103/UBND-YT, Tuệ Lâm, BBT)