angle-left null Thành ủy Vũng Tàu chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông

Ngày 02/3/2023, ông Trần Đình Khoa - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu đã ký văn bản số 2291-CV/TU chỉ đạo viện thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông đối với cán bộ, đảng viên công chức, viên chức và người lao động.

Theo đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần bảo đảm an toàn giao thông trên địa bản Thành phố; Thường trực Thành ủy yêu cầu: HĐND, UBND Thành phố; UBKT, các Ban và Văn phòng Thành ủy; Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội TP; Các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động nêu cao tính gương mẫu, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia. Đối với các trường hợp vi phạm xem xét xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện.

Người dân tham gia giao thông trên đường Phùng Chí Kiên, phường 7, thành phố Vũng Tàu

Theo pháp luật hiện hành quy định chủ yếu phạt hành chính với các lái xe sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông, còn trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự, cụ thể:

Tại Khoản 8, Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, người điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 7 triệu đến 8 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định trên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 tháng. Nếu người điều khiển gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm a khoản 6 Điều 7). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 1 tháng.

Nếu người điều khiển gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 2 tháng.

Đối với lái tàu, phụ lái tàu khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Các hành vi bị nghiêm cấm: Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở./.

Tin, ảnh: Tuệ Lâm, BBT