angle-left null Thành phố Vũng Tàu: Nhiều tín hiệu tích cực trong cuộc đua chuyển đổi số.

Chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai mạnh mẽ trên ba trụ cột chính: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số, hướng tới một Việt Nam năng động, bền vững và thịnh vượng. Trong thời gian qua, thành phố Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ giữa phát triển các sản phẩm chính quyền số và giải pháp phát triển công dân số cụ thể như: rà soát lại tất cả các ứng dụng đã triển khai và đang sử dụng, tổ chức đánh giá mức độ sử dụng của cán bộ công chức, các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Qua đó, đẩy mạnh nâng cao nhận thức, khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp vào cuộc cách mạng số như thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Việc thí điểm ngày thứ Sáu không nhận hồ sơ giấy và yêu cầu sử dụng tài khoản VNeID cấp 2 để truy cập dịch vụ công trực tuyến là những tín hiệu tích cực trong cuộc chuyển đổi số.

Việc thực hiện chuyển đổi số tại Vũng Tàu có nhiều thay đổi tích cực, hiệu quả

Một số kết quả thực hiện đáng ghi nhận

Phát triển Chính quyền số: 100% văn bản được ký số và được gửi nhận qua phần mềm quản lý văn bản điện tử; 97.63 % Hồ sơ TTHC được tiếp nhận và xử lý qua hệ thống một cửa, một của liên thông điện tử của UBND thành phố và 17 phường, xã. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt tỷ lệ cao (Năm 2021 đạt 99.99%; năm 2022 đạt 99.35% năm 2023 đạt 99.83%; năm 2024: 99.85%); 100% hồ sơ thủ tục hành chính được số hóa; 100% các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, xã đã được chứng thư số, chữ ký số cho lãnh đạo đơn vị từ cấp phó đến cấp trưởng sử dụng hiệu quả trong công tác ký và ban hành văn bản điện tử (100% văn bản, đi đến được ký số và sao y điện tử). Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Tính đến thời điểm hiện tại đạt 88% (Chỉ tiêu từ Trung ương, Tỉnh đề ra là 100%, chỉ tiêu thành phố phấn đấu là 100%; đến tháng 9/2024 đạt 99.17%). 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp toàn trình (46/46).

Phát triển Kinh tế số:  Tỷ lệ Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%. (Chỉ tiêu từ Trung ương, Tỉnh đề ra là 100%, chỉ tiêu thành phố 100%; đến tháng 9/2024 đạt 100% (7.129 / 7.129). 193 hộ sản xuất nông nghiệp triển khai hướng dẫn thực hiện chứng nhận sản phẩn đạt chứng nhận OCOP của tỉnh để đưa lên sàn thương mại điện tử nông nghiệp trong đó có 04 sản phẩm nông nghiệp của thành phố được công nhận sản phẩm OCOP và có tài khoản tại các sàn thương mại điện tử nông nghiệp. Hơn 80% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có website thương mại điện tử hoặc có tài khoản trên các sàn thương mại điện tử.

Phát triển Xã hội số:  Triển khai công tác cấp chữ ký số cá nhân cho người dân trên địa bàn thành phố, đẩy nhanh quá trình tiếp cận công nghệ số thực hiện TTHC công trực tuyến. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn thành phố đã cấp được hơn 115.254 chữ ký điện tử đạt tỷ lệ 41.46%; 100% cửa hàng bách hóa tổng hợp, bách hóa (1.200 / 1.200 ) có mã QR code thanh toán trực tuyến;  Tổ chức tập huấn, nghiệp vụ cho hơn 584 lượt cán bộ, công chức, viên chức người lao động và hơn 2.500 cán bộ là thành viên tổ công nghệ số trên địa bàn thành phố về kỹ năng nghiệp vụ chuyển đổi số năm 2024, an toàn an ninh thông tin. 100% trường học trên địa bàn sử dụng sổ liên lạc điện tử, phiếu báo điểm điện tử, thông báo điện tử .... Hình thành nhiều tuyến đường thanh toán không sử dụng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán trực tuyến trong xã hội ngày càng được đẩy mạnh do nhu cầu sử dụng tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt của người dân trên địa bàn thành phố càng ngày càng cao: điện 100%, Nước 85%; các loại truyền hình cáp, viễn thông đạt trên 80%. Tiếp tục đẩy mạnh mở các buổi hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, tiếp cận công nghệ số ở cơ sở, hội nghị cấp phường, khu phố. Trong 03 năm từ 2021 đến 2024 Thành phố đã hướng dẫn các phường triển khai hơn 98 buổi hội nghị cấp phường về công nghệ số, bảo vệ thông tin cá nhân, tiếp cận sử dụng công nghệ số, sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng chính quyền số khác;

Về xây dựng đô thị thông minh: tính đến thời điểm hiện tại thành phố đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng thiết bị và các ứng dụng nền tảng phục vụ công tác quản lý giám sát đô thị thông minh của thành phố với: 196 camera hiện trường trong đó có PTZ tầm cao 6 cái; PTZ tầm thấp (21 cái); camera an ninh (130 cái); camera quản lý đô thị (31 cái); camera đếm lưu lượng (8 cái). Phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu camera thông minh, nhận diện biển số bắt lỗi vi phạm giao thông … Hệ thống sẽ chính thức đưa vào hoạt động khi UBND duyệt dự toán chi tiết về Kế hoạch thuê đường truyền phục vụ trung tâm điều hành thành phần đô thị thông minh thành phố Vũng Tàu.

Phương hướng, mục tiêu phát triển chuyển đổi số trong thời gian tới

Tiếp tục quán triệt các cấp các ngành của thành phố tiếp tục thực hiện các nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/5/2021. Thực hiện đánh giá những tồn tại hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ theo từng năm để đưa ra mục tiêu, tiêu chí thực hiện góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số.

Triền khai nghiên cứu đề xuất phát triển các sản phẩm chính quyền số đặc thù phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Khuyến khích, tạo điều kiện phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, viễn thông thu động trên địa bàn thành phố phát triển hạ tầng đảm bảo 100% các khu vực trên địa bàn được phủ hạ tầng internet băng thông rộng và phủ sóng 4G, 5G.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân chủ động tham gia vào công cuộc chuyển đổi số góp phần đẩy mạnh, đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số của địa phương.

Triển khai thực hiện các giải pháp khai thác sử dụng có hiệu quả Trung tâm điều hành thành phần đô thị thông minh thành phố Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu đã thể hiện một số tín hiệu tích cực rõ ràng trong quá trình chuyển đổi số. Với những bước tiến đáng kể trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, Vũng Tàu đang dần trở thành một trong những địa phương hàng đầu trong cuộc đua chuyển đổi số tại Việt Nam. Sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, cùng với những chính sách ưu đãi và khuyến khích, đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.

Tuy nhiên, con đường chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Vũng Tàu cần tiếp tục nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, đầu tư vào nhân lực và cơ sở hạ tầng, đồng thời không ngừng đổi mới và áp dụng những công nghệ tiên tiến. Với sự kiên định và cam kết trong quá trình này, Thành phố Vũng Tàu chắc chắn sẽ tiếp tục dẫn đầu ./.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh, BBT