angle-left null Thành phố Vũng Tàu: Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng mạng internet hiện nay như là món ăn tinh thần, tất yếu với tất cả con người chúng ta chứ không riêng gì trẻ em. Và với trẻ em internet được xem là kênh cung cấp thông tin hữu ích rất nhiều, được yêu thích, tương tác trong việc cập nhật kiến thức, trong việc học, trong việc tương tác, gặp gỡ với bạn bè, tuy nhiên đây cũng là điều đáng lo ngại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nguy hại đối với trẻ em nếu không kiểm soát tốt. Vì vậy việc tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ trẻ em trong vấn đề này là điều đáng quan tâm nhằm nâng cao nhận thức của trẻ về sử dụng internet và mạng xã hội an toàn, có ý nghĩa rất quan trọng qua đó cũng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và người dân trong việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Và Vũng Tàu là đô thị, cuộc sống người dân được nâng cao, môi trường hiện đại, vì vậy trẻ em trên địa bàn Thành phố cũng sớm tiếp cận với môi trường mạng thành thạo và rộng rãi hơn so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Vì vậy để tuyên truyền, định hướng để hỗ trợ trẻ em việc sử dụng mạng internet cho hiệu quả, phát huy được chất lượng, giảm rủi ro cho gia đình và xã hội.  Mục tiêu chung là phải bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật. Trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng, trong đó gồm: Sử dụng mạng lành mạnh, an toàn; tự bảo vệ mình khi tham gia tương tác trên môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. đặc biệt là Truyền thông đến toàn xã hội, tập trung vào các đối tượng là cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ về kiến thức, kỹ năng hỗ trợ, định hướng trẻ em tương tác an toàn, lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Lợi ích của mạng internet mang lại là rất lớn, giúp trẻ em hiểu biết, học tập, khám phá là vô cùng hiệu quả, nhưng sử dụng như thế nào để an toàn mới là điều quan trọng

 

Bên cạnh đó là việc thực hiện chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em được tham gia an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp để trẻ phục hồi khi chịu tác động tiêu cực từ môi trường mạng. Đặc biệt là việc phổ cập Hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam trên môi trường mạng đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên môi trường mạng và tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt đối với các hình thức truyền thông trên Internet về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.

Thường xuyên tổ chức các sân chơi hữu ích hoặc các buổi nói chuyện chuyên đề để định hướng trẻ em tham gia và tương tác, sử dụng mạng lành mạnh

Và trong giai đoạn 2022-2025, Thành phố Vũng Tàu đã đặt ra mục tiêu cụ thể: 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn thành phố định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn; 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội. Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hình thức đe dọa xâm hại trẻ em thông qua các hoạt động trên môi trường mạng. Triển khai các hình thức tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác của người dân và răn đe các loại tội phạm lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em thông qua các buổi xét xử công khai đối với các loại tội phạm vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng.

Các hoạt động bổ ích, ý nghĩa nên đưa vào các trường học để trẻ con sinh hoạt, vui chơi giải trí, lành mạnh thay vì để các con sử dụng điện thoại, mạng internet quá nhiều

Để đạt được các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này thì các cơ quan, đoàn thể, các cấp địa phương phải chủ động để thực hiện việc rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng như là triển khai đầy đủ các quy định, cơ chế chính sách của tỉnh, của Trung ương chế tài xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành về bảo vệ, giáo dục và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, trong đó lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng chính sách

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết “Việc giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng là việc làm hết sức cần thiết như việc nghiên cứu, sản xuất và tổ chức triển khai các sản phẩm và hình thức truyền thông nâng cao nhận thức theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về số điện thoại đường dây nóng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em và tổng đài tư vấn của Trung tâm công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh (02543.829.839); Đặc biệt là việc lồng ghép vào chương trình giáo dục các nội dung trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm hại trên môi trường mạng; đẩy mạnh các hình thức tư vấn hỗ trợ trẻ em thông qua tư vấn học đường; phấn đấu trong mỗi học kỳ tại trường học ở tất cả các cấp bố trí 01 buổi ngoại khóa để trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về môi trường mạng cho cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet. Khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố giác các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng. Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng”; Gia đình, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ cần tôn trọng quyền tự do cá nhân của trẻ trên không gian mạng; quan tâm, lắng nghe ý kiến của trẻ; hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng thiết bị, mạng xã hội an toàn, sáng tạo, lành mạnh và có trách nhiệm. Bên cạnh đó là việc biểu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng để khuyến khích, động viên, nhân rộng chương trình.”

Tổ chức các buổi rèn luyện thể thao là các hoạt động ngoại khóa tại các trường cũng là giải pháp hiệu quả giúp trẻ em sinh hoạt lành mạnh, chất lượng

Giải pháp triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ như việc thiết lập và thông tin, tuyên truyền về các kênh thông tin tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Nghiên cứu, đưa các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các kho học liệu, xuất bản phẩm điện tử vào sử dụng trong ngành giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trên môi trường mạng, đồng thời quản lý tốt việc học sinh truy cập mạng, đổi mới cách thức tương tác giữa nhà trường với gia đình và học sinh; khai thác sử dụng các phần mềm, ứng dụng, nền tảng giáo dục số sẵn có để kết nối, sử dụng; phát huy hiệu quả các Dự án, Đề án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trên môi trường mạng, góp phần triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Qua đó cũng khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số, nội dung số, truyền thông số phát triển các ứng dụng, nội dung giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử; cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ”: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, nền tảng công nghệ số… có biện pháp kiểm soát độ tuổi, tần suất sử dụng của trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ; thiết lập các công cụ kỹ thuật để rà soát, chặn lọc và loại bỏ nội dung độc hại đối với trẻ em.”

Việc đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực thực thi pháp luật như triển khai các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, công nghệ, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho lực lượng thực thi pháp luật, cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, điều tra tội phạm và truy tố, xét xử để kịp thời nắm thông tin, tình hình thế giới, đặc biệt là xu hướng công nghệ đối với vấn đề ngăn ngừa, xử lý các vụ lạm dụng, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Tham gia vào các mạng lưới bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia… để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực tư vấn, bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng. Xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan theo hướng mỗi khâu có một đầu mối cụ thể chịu trách 5 nhiệm; thiết lập cơ chế liên ngành theo dõi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

Với nhiều giải pháp được đặt ra tuy nhiên việc ứng dụng vào đời sống là vô cùng quan trọng, làm sao để phụ huynh và trẻ em thấu hiểu mới là vấn đề, vai trò của gia đình và trường học để theo dõi, giám sát, hướng dẫn trẻ em sự dụng mạng an toàn, biết cách sử dụng các tiện ích, ứng dụng, hiệu quả cũng như phân biệt các thông tin xấu độc, kiểm soát thông tin cá nhân, hơn ai hết gia đình và nhà trường được xem như là gác cổng, để bảo đảm việc bảo vệ trẻ em an toàn trong môi trường mạng xã hội, môi trường internet được phổ biến như hiện nay./.

Bài, ảnh: Kim Nguyễn, BBT