angle-left null Vũng Tàu nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để chuyển đổi số, hướng đến du lịch thông minh

Sau đại dịch covid 19, cùng với sự thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng của khách sử dụng dịch vụ, việc sử dụng nền tảng công nghệ thông tin vào việc quản lý, vận hành kinh doanh du lịch, ứng dụng thương mai điện tử  đang là xu hướng tất yếu vì mang lại khá nhiều tiện ích thuận lợi trong thị trường phát triển kinh tế xã hội chung, cao hơn là để quảng bá, xúc tiến du lịch.

Theo Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phát hành ngày 24/5/2022 vừa qua, du lịch Việt Nam xếp hạng thứ 52 trên 117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2019. Đây là mức tăng cao thứ 3 thế giới, sau Indonesia (tăng 12 bậc) và Ả rập Xê út (tăng 10 bậc). Trong 17 chỉ số trụ cột, du lịch Việt Nam có 6 chỉ số được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới (hạng 1-35), gồm có: (1) Sức cạnh tranh về giá, xếp hạng 15 thế giới; (2) Tài nguyên tự nhiên, xếp hạng 24; (3) Tài nguyên văn hóa, xếp hạng 25; (4) Hạ tầng hàng không, xếp hạng 27; (5) Tài nguyên phi giải trí, xếp hạng 29; (6) An toàn, an ninh, xếp hạng 33. Đây là bước tiến bộ đột phá so với năm 2019 khi Việt Nam chỉ có 3 chỉ số được xếp vào nhóm này là sức cạnh tranh về giá, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ số tăng hạng thì du lịch Việt Nam vẫn còn một số nhóm chỉ số bị sụt giảm như: Mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông (giảm 2 bậc), Hạ tầng dịch vụ du lịch (giảm 1 bậc), Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (giảm 3 bậc), Sự bền vững về môi trường (giảm 2 bậc). Dù vậy mức độ sụt giảm không nhiều, chỉ từ 1 đến 3 bậc so với năm 2019.

Và như vậy chỉ số năng lực về phát triển du lịch toàn cầu của Việt Nam đã có bước tăng trưởng đột phá, tuy nhiên chỉ số mức độ về sẵn sàng công nghệ thông tin của ngành du lịch cũng chưa cao cần đặt ra nhiều giải pháp để phát triển mạnh, nếu như trước đây mức độ về sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, việc giao dịch thông qua các trang thương mại điện tử hầu như chỉ để đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn hoặc tìm hiểu các thông tin cơ bản về nội dung cần quan tâm thì hiện nay thông qua các trang tin điện tử, sàn thương mại điện tử, hội chợ trực tuyến thì khách hàng và người bán hàng có thể giao dịch từ việc đặt tour, đặt phòng, đặt xe,đặt các dịch vụ cần thiết cũng như thông qua giao dịch không dùng tiền mặt, điều này mang lại sự tiện lợi khá lớn, đỡ mất nhiều thời gian cũng như quản lý về mặt kinh tế nhiều tiện ích. Theo bà Đặng thị Hải Yến- giám đốc Điều hành Marina Bay- Vũng Tàu chia sẻ “ bản thân tôi đánh giá cao về thực hiện việc chuyển đổi số, tham gia hội chợ du lịch trực tuyến của thành phố Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh BRVT vì đây là phương thức để thay thế cách làm truyền thống, đỡ mất thời gian, khách hàng có thể dễ dàng được tất cả các sản phẩm của các đơn vị, thỏa mãn nhu cầu của khách trước khi tìm hiểu, để có chuyến du lịch hoàn hảo hơn”. Tuy nhiên thực tế hiện nay trên địa bàn thành phố Vũng Tàu có trên 1.000 cơ sở kinh doanh về lưu trú du lịch, tuy nhiên việc chuyển đổi số, giao dịch trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt hoặc qua các  sàn thương mại điện tử là chưa cao, theo thống kê sơ bộ thì đạt khoảng 60%, tập trung các cơ sở lưu trú chất lượng cao, còn các cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, khách sạn mini cũng chưa thành thạo nhiều về công nghệ.

Vũng Tàu cũng tổ chức nhiều hội nghị về chuyển đối số, trong đó có hội nghị giành riêng cho các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch

Tại kế hoạch chuyển đổi số, đô thị thông minh năm 2022 của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng đã xác định rõ mục tiêu là 100% cơ sở kinh doanh trên địa bàn tham gia trên nền tảng số Hệ thống quản lý lưu trú, 50% trên sàn thương mại điện tử, hội chợ trực tuyến. Với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cần triển khai được xác định cụ thể chi tiết theo từng nội dung như Xây dựng, triển khai các dịch vụ, tiện ích quản lý và hổ trợ Du lịch thông minh như việc phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho du lịch, tích hợp, kết nối đến các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu du lịch tạo lập hệ thống thông tin du lịch thống nhất, chia sẻ rộng khắp giữa các đơn vị theo mô hình đô thị thông minh đã được phê duyệt và các cơ sở dữ liệu đều kết nối vào trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, thành phố; Đẩy mạnh khả năng truy cập và tương tác của khách du lịch trên cổng điện tử du lịch thông minh và app ứng dụng để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác, liên kết dịch vụ du lịch, thanh toán tiện lợi góp phần đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước; Xây dựng các công cụ phân tích thông minh để quản lý, điều hành, khai thác du lịch, cải thiện công tác thống kê, báo cáo ngành du lịch. Tạo ra kho dữ liệu lớn phục vụ chia sẻ, phân tích, thống kê và làm căn cứ để ra các quyết định chỉ đạo hoạt động điều hành, phát triển ngành du lịch của tỉnh theo mục tiêu, kề hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó là việc hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch vềcác công cụ, tiện ích của công nghệ thông tin, nhằm hỗ trợ về công tác quản lý, báo cáo và phát triển kinh doanh du lịch. Tạo ra môi trường rõ ràng, minh bạch và chất lượng về dịch vụ du lịch.

Thành phố Vũng Tàu cũng đã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn với các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch về chuyển đổi số, giao dịch thương mại điện tử

Bên cạnh đó thì việc vận hành hệ thống quản lý lưu trú trực tuyến với nhằm đảm bảo dữ liệu được cập nhật thường xuyên và thống kê số lượng phòng còn trống theo thời gian thực để kết nối đồng bộ dữ liệu với sàn thương mại điện tử, tiến tới cung cấp giá theo thời gian thực trên sàn thương mại du lịch, tiến hành kết nối, đồng bộ dữ liệu giữa Sàn thương mại điện tử và hệ thống Quản lý lưu trú trực tuyến nhằm đưa các phòng còn trống và giá theo thời gian thực được giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời đẩy mạnh số hóa điểm đến du lịch bằng mã QR Xây dựng mới 122 điểm đến, cập nhật và chuẩn hóa nội dung 48 điểm đến giai đoạn 1, biên dịch tự động thành 6 ngôn ngữ thông dụng: Anh, Nhật, Trung, Pháp, Nga, Hàn và bổ sung thuyết minh bằng âm thanh 6 thứ tiếng (Anh, Nhật, Trung, Pháp, Nga, Hàn) để cung cấp thông tin giới thiệu về điểm đến, đồng thời quảng bá điểm đến bằng hình ảnh, video một cách ngắn gọn, xúc tích. Các nội dung được thể hiện qua mã QR gồm các nội dung như Cung cấp thông tin giới thiệu về điểm đến, hình ảnh, video; về ý nghĩa biểu tượng tại điểm đến; Thông tin hướng dẫn lộ trình khám phá điểm đến. Cập nhật thông tin cơ quan quản lý du lịch muốn gửi tới du khách;  Giúp định hướng nhận thức điểm đến cũng như cách quảng bá điểm đến một cách nhanh nhất, đơn giản nhất./.

Bài, ảnh: Kim Nguyễn, BBT