Những năm qua để việc khai thác hợp lý, khoa học và bền vững nguồn tài nguyên đất mặt nước có điều kiện phù hợp đưa vào phát triển vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cũng như giảm lực khai thác thủy sản, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng như thành phố Vũng Tàu ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện, khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè.. Tuy nhiên cũng có nhiều tổ chức, cá nhân đã lạm dụng đẫn đến vi phạm việc lấn chiếm mặt nước để nuôi trồng thủy sản, Vũng Tàu đã lập nhiều Đoàn kiểm tra, cưỡng chế chống lấn chiếm mặt nước theo quy định. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập Ban chỉ đạo giải tỏa đăng đáy; BCĐ cưỡng chế lồng, bè nuôi trồng thủy sản hoạt động trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển..để tổ chức cưỡng chế những tổ chức, cá nhân vi phạm, hoạt động trái phép trong phạm vi vùng sông, biển quản lý.
Đối với các bè nuôi thủy sản nằm ngoài vùng quy hoạch sẽ bị cưỡng chế, giải tỏa
Tính đến nay, theo báo cáo của Phòng Kinh tế, Thành phố đã hoàn thành kế hoạch giải tỏa lồng bè trên các sông thuộc thành phố Vũng Tàu, thực hiện di dời, cưỡng chế 63 bè nuôi trồng thủy sản nằm ngoài quy hoạch khu vực luồng hàng hải sông Dinh trên địa bàn phường 12 và xã Long Sơn và 33 bè thuộc sông Rạng xã Long Sơn. Nhằm duy trì kết quả, chống tái lấn chiếm mặt nước nuôi thủy sản, UBND thành phố Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch duy trì kết quả cưỡng chế, giải tỏa các bè nuôi thủy sản nằm ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn thành phố Vũng Tàu để đảm bảo không phát sinh bè mới, không phát sinh hành vi tái lấn chiếm mặt nước nuôi thủy sản, đảm bảo sự thông thoáng luồng lạch, an toàn giao thông đường thủy và cũng như sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các địa phương có sông và các cơ quan thực thi pháp luật trong công tác quản lý nhà nước trên sông.
Đối với các bè được phép kinh doanh, việc tổ chức câu cá, tham quan và ăn uống trên làng bè là sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút rất nhiều du khách khi đến tham quan Vũng Tàu
Để đảm bảo theo kế hoạch đề ra duy trì không cho phát sinh bè mới, không phát sinh hành vi lấn chiếm, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện nhiều nội dung, giải pháp để như việc tuyên truyền, thông báo rộng rãi để các hộ dân trên địa bàn được biết, thực hiện đối với chủ trương của tỉnh, thành phố về thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các bè nuôi thủy sản nằm ngoài vùng quy hoạch và Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Song song đó là công tác tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng trên sông như UBND các phường, xã liên quan, các ngành như Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường, Đội cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ…là nhiệm vụ vô cùng quan trọng; Nhiệm vụ tiếp nhận nguồn tin phát sinh bè mới từ các cơ quan thực thi pháp luật trên sông, xác minh nhân thân chủ bè, tiến hành vận động chủ bè tự giác di dời, trả lại lại mặt nước lấn chiếm, đối với chủ bè cố tình, không tự giác di dời, chức thực hiện các thủ tục cưỡng chế theo quy địnhcòn đối với các chủ bè tái phạm nhiều lần thì ngoài việc tổ chức thực hiện các thủ tục cưỡng chế đồng thời gửi hồ sơ cho Công an thành phố để truy tố hình sự nếu cần thiết.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương- Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũng Tàu “yêu cầu các cơ quan đơn vị căn cứ theo chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiêm nhiệm vụ của đơn vị, đối với các cơ sở cố tình vi phạm thì lập kế hoạch cưỡng chế, giải tỏa theo quy định. Yêu cầu người dân chấp hành chủ trương của tỉnh, thành phố, tuyệt đối không lấn chiếm mặt nước ngoài vùng quy hoạch để nuôi thủy sản. Riêng UBND Phường 12 và xã Long Sơn tổ chức vận động, hướng dẫn thành lập các tổ tự quản theo mô hình quản lý cộng đồng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhằm bảo vệ môi trường nuôi, phòng chống dịch bệnh, kịp thời xử lý các tình huống khi thủy sản nuôi bị bệnh hoặc các sự cố về môi trường nhằm giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại cho cộng đồng nuôi chấp hành, tuyệt đối không chiếm mặt nước ngoài vùng quy hoạch để nuôi thủy sản”./.
Bài, ảnh: Việt Bách, BBT