Ngày 06/11/2024, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vũng Tàu ban hành Văn bản số 6457/TNMT-MT về việc triển khai tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Theo đó, để các cơ quan, đơn vị có tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai nội dung khoản 1, Điều 75, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đến các cơ quan, đơn vị để làm tư liệu triển khai các nhiệm vụ có liên quan một số thông tin, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định (Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020).
Tại khoản 1, Điều 75, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
Điều 75. Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
3. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
4. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:
a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
b) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
d) Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
5. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Chi tiết Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 đính kèm:
/documents/175039/0/72.signed.pdf/b00734b1-f2eb-2ded-ab4f-fba2761bdbd8?t=1731295644942
(Nguồn: Văn bản số 6457/TNMT-MT, Tấn Lâm, BBT)