LIÊN KẾT WEBSITE

Đường dây nóng
Chưa config
angle-left null Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030

Ngày 25/10/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2704/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch).

Theo đó, việc ban hành Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn, đảm bảo người dân có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.

Mục tiêu đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản hoàn thiện Chính quyền số; góp phần đổi mới phương thức làm việc, hoạt động quản lý, điều hành; tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trên môi trường số được bảo đảm an toàn thông tin mạng; nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Kế hoạch cũng nêu ra các chỉ tiêu cụ thể khi phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025 như: cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội; thay đổi đột phá xếp hạng của tỉnh.

Nhiệm vụ trọng tâm khi thực hiện phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 là hoàn thiện quy chế, quy định; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng, hệ thống; phát triển dữ liệu; phát triển ứng dụng, dịch vụ số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Để phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025 đạt được hiệu quả cao, Kế hoạch đã đề ra một số giải pháp như: tổ chức, bộ máy, mạng lưới; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi; chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; hợp tác quốc tế; Bảo đảm kinh phí; đo lường, giám sát, đánh giá triển khai; cơ chế điều hành, tổ chức thực thi.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì kiểm tra, theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm phục vụ chỉ đạo và điều hành của UBND tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, ổn định; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo vận hành ổn định các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin được triển khai trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh;

Tổng hợp tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Chủ động nắm bắt, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của nhiệm vụ, dự án để phối hợp với các ngành, địa phương tìm phương án giải quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

Tổ chức các khóa bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về chính quyền số, chuyển đổi số, đô thị thông minh nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho CBCCVC, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;

Tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên sâu và nâng cao về các công nghệ mới, kiến thức về chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước

Thực hiện lồng ghép tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính quyền số vào Bộ chỉ số Chuyển đổi số của tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện số hóa kết quả thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo quy trình mới tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ số Cải cách hành chính của tỉnh theo hướng gắn kết chặt chẽ phát triển Chính quyền số với hoạt động cải cách hành chính, Chính quyền số trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy cải cách hành chính; Đưa tiêu chí triển khai nhiệm vụ Chính quyền số, chuyển đổi số của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị vào bình xét thi đua khen thưởng hàng năm; Ưu tiên bố trí trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức về công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho đội ngũ CBCCVC.

Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch này cho các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi thuộc nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch này.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch được phê duyệt, các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai các nhiệm vụ của ngành, địa phương mình, bảo đảm hoàn thành mục tiêu, lộ trình theo Kế hoạch này, trong đó mục tiêu phải rõ ràng, trọng tâm, trọng điểm, tạo bước đột phá, cụ thể hóa trách nhiệm, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian hoàn thành; gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, theo dõi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Thời gian hoàn thành sau 10 ngày kể từ ngày Kế hoạch này ban hành;

Chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về Chính quyền số. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc từng phòng, ban, đơn vị phụ trách, cá nhân thực hiện những nhiệm vụ được giao; đề ra lộ trình để triển khai thực hiện theo đúng thời gian quy định;

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số một cách thiết thực, hiệu quả; đưa yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân triển khai kịp thời, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, nhiệm vụ chuyển đổi số, phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số;

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Phụ lục kèm theo và các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

Định kỳ 6 tháng và hàng năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông để trao đổi, hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Chi tiết Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số giai đoạn 2023-2025.

(Nguồn: Quyết định 2704/QĐ-UBND)